Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

CAY LUA VIET NAM

CAY LUA VIET NAM


Lịch sử cây lúa Việt Nam

Lịch sử phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam



Cây lúa Việt Nam hiện đại

Thu hoạch lúa ở Việt Nam

Tổng quan

Nguồn gốc cây lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) và ở Việt Nam

Trên thế giới có hai loài lúa trồng được xác định từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Đó là loài lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) và loài lúa trồng Châu Phi (Oryza glaberrima).
Loài lúa trồng Châu Phi đã được xác định nguồn gốc ở vùng thung lũng thượng nguồn sông Niger (ngày nay thuộc Mali).
Loài lúa trồng Châu Á có nguồn gốc phát xuất đầu tiên ở đâu vẫn là đề tài tranh luận của các nhà khoa học thế giới và ngày càng sáng tỏ với những khai quật khảo cổ học có tính đột phá và những phương pháp phân tích hiện đại dựa trên cơ sở phân tích phóng xạ và AND.
Trước đây có 4 giả thuyết về nơi phát xuất đầu tiên của cây lúa trồng Châu Á, đó là: nguồn gốc Trung Quốc, nguồn gốc Ấn Độ, nguồn gốc Đông Nam Á và giả thuyết Đa trung tâm phát sinh.

Nền văn minh lúa nước ở Việt Nam
Văn minh lúa nước là những nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng dân cư có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã.
Cây lúa nước chỉ có thể phát triển tốt khi sống ở những khu vực khí hậu phù hợp như các vùng nhiệt đới, và đặc biệt tốt, năng suất cao khi hàng năm các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã... mang theo một lượng phù sa mới, bồi đắp hàng năm vào các mùa nước lũ.
Một số nhà khoa học khác không công nhận Đông Nam Á là trung tâm phát sinh nông nghiệp mà chỉ xếp hạng nó vào trung tâm thứ yếu. Họ cho rằng địa thế và khí hậu, cũng như chủng tộc, miền châu thổ sông Hồng cùng nguồn gốc trong tiền sử với Nam Trung Hoa. Nên vùng Đông Nam Á là nơi phát sinh thứ yếu của cây lúa trồng. 
Một số khá đông các nhà nghiên cứu khác cho rằng Nam Trung Hoa là trung tâm chính yếu phát sinh trồng trọt song song với các trung tâm khác ở Trung Đông  Ấn Độ.
Đến nay, vẫn còn có nhiều sự bất đồng trong giới khoa học về các trung tâm sơ khởi nông nghiệp. Burkill và Sauer đưa ra nhiều chứng cứ cho rằng Á Đông chính là nguồn gốc của các thứ khoai, củ. Sau đó theo đường hàng hải, khoai Á Đông được phân tán đi các đảo ngoài Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Mỹ.
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/Van_minh_lua_nuoc

Vai trò của cây lúa đối với con người ở Việt Nam

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam, đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước Sông Hồng. 
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là hình ảnh không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi sau này.
Là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân Việt Nam coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc sang trọng, không thể thiếu sự góp mặt của hạt gạo ở dạng này hay dạng khác.
Cây lúa Việt Nam không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn liền với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước.
Trước đây, cây lúa, hạt gạo chỉ có thể đem lại sự no đủ cho con người thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành một thứ hàng hoá có giá trị.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cây lúa cũng đang có những biến đổi để thích ứng với nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, cần phải bảo tồn và phát triển, làm phong phú thêm nguồn gen thực vật quý giá này.

Lịch sử phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam

Cây lúa Việt Nam trong thời kỳ tiền sử (2 triệu năm TCN- đến 1000 năm SCN)

Trong thời kỳ tiền sử ở Việt Nam đã trải qua các nền văn hóa sau đây:

Hậu kỳ Thời đại đồ đá cũ
   Văn hóa Ngườm (23.000 TCN)
   Văn hóa Sơn Vi (20.000 - 12.000 TCN)
   Văn hóa Soi Nhụ (18.000 - 7.000 TCN)
Thời đại đồ đá mới
 -Văn hóa Hòa Bình (12.000 - 10.000 TCN)
 -Văn hóa Bắc Sơn (10.000 - 8.000 TCN)
 -Văn hóa Quỳnh Văn (8.000 - 6.000 TCN)
 -Văn hóa Cái Bèo (7.000 - 5.000 TCN)
 -Văn hóa Đa Bút (6.000 - 5.000 TCN)
Thời đại hậu kỳ đồ đá mới và sơ kỳ đồ đồng
-Văn hóa Hạ Long (3.000 - 1.500 TCN)
-Văn hóa Phùng Nguyên (2500-1500 TCN)
-Văn hóa Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc
-Văn hóa Tiền Sa Huỳnh (2.000 - 1.000 TCN)
Trung kỳ thời đại đồ đồng
-Văn hóa Đồng Đậu (1.500 - 1.000 TCN)
Hậu kỳ thời đại đồ đồng
-Văn hóa Gò Mun (1.000 - 600 TCN)
Thời kỳ đồ sắt
   Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100)
   Văn hóa Sa Huỳnh (1.000 TCN - 200)
   Văn hóa Đồng Nai (1.000 TCN - 0)
   Văn hóa Óc Eo (1 - 630)
Nguồn: Văn hóa Đông Sơn-http://vi.wikipedia.org/wiki/
Bối cảnh xuất hiện cây lúa trồng ở Việt Nam trong thời kỳ tiền sử
Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc cuối thời đại đồ đá mới và sơ kỳ thời đại đồ đồng, khoảng 3.500 -2.500 năm TCN. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. Trong nền văn hóa Phùng Nguyên đã xuất hiện công cụ trồng lúa.
Trong thời đại đồ đồng nền văn minh lúa nước ở Việt Nam đã phát triển rực rở ở đồng bằng sông Hồng. Các di chỉ đồ đồng của người Việt rất phong phú với các di vật bằng đồng, trong đó nổi tiếng nhất là Trống đồng Ngọc Lũ.
Văn hoá Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 3.000 năm, sau văn hóa Phùng Nguyên, trước văn hóa Gò Mun. Tên của nền văn hóa này đặt theo tên khu di tích Đồng Đậu ở Thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đến khoảng 1200 năm TCN-1000 năm SCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng Ngọc Lũ. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen.
Trong thời kỳ tiền sử này kể từ hậu kỳ đồ đá mới trải qua thời kỳ đò đồng, đồ sắt,  nền văn Minh lúa nước của Văn Lang, Âu Lạc phát triển rực rở. Nền văn hóa xóm làng phát triển mạnh mẽ. Từ đó làm cho người Việt sau này có ý thức bảo vệ được nền văn hóa đặc sắc riêng của mình, không bị đồng hóa suốt 1000 năm Bắc thuộc.
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) - một nền văn minh lúa nước đã hình thành từ hàng nghìn năm, với diện tích tự nhiên khoảng 15.000 km2 được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Ðây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước.
Qua nghiên cứu khảo sát các nền văn hóa trên, sự tiến bộ của nông cụ có liên quan đến nghề trồng lúa từ hậu kỳ đồ đá mới , đến đồ đồng, đồ sắt. Thời kỳ này trùng khớp với triều đại Hồng Bàng trong dã sữ Việt Nam.

Cây lúa Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc (179 TCN-938 SCN)

Bối cảnh lịch sử: Trong thời kỳ Bắc thuộc,Việt Nam đã chịu sự thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc như sau đây:

Sự kiện
Thời gian
Thuộc Nhà Triệu (Nam Việt)
179 TCN - 111 TCN
Thuộc Tây Hán
111 TCN - 25
Thuộc Đông Hán
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
25 - 226
40 - 43
Thuộc Đông Ngô (thời Tam Quốc)
Khởi nghĩa Bà Triệu
226 - 280
248
Thuộc Tấn
280 - 420
Thuộc Lưu Tống (Nam Bắc triều Trung Hoa)
420 - 479
Thuộc Tề (Nam Bắc triều Trung Hoa)
479 - 502
Thuộc Lương (Nam Bắc triều Trung Hoa)
502 - 541
Nhà Tiền Lý, quốc hiệu Vạn Xuân
542 - 603
Thuộc Tùy
603 - 617
Thuộc Đường
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Khởi nghĩa Phùng Hưng
618 - 906
722
766 - 791
Họ Khúc giành quyền tự chủ
905 - 930
Dương Đình Nghệ tiếp tục sự nghiệp của ba đời họ Khúc
931 - 937
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất (chống quân Nam Hán)
938
Tình hình phát triển cây lúa ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc
Về giống lúa, trải qua hàng ngàn đời, người nông dân đã chọn lọc những biến dị trong tự nhiên những giống lúa đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cao. Cây lúa trở thành cây trồng chính ở đồng bằng sông Hồng suốt thời kỳ Bắc thuộc.
Mặc dù sử sách có ghi lại công lao của Thái thú Sĩ Nhiếp (137-226) thuộc cuối đời Đông Hán và đầu đời Tam Quốc đã có công truyền bá Nho giáo và dạy người Giao Chỉ (tên nước ta là một quận của Trung Quốc vào thời kỳ Bắc thuộc) về nghề trồng lúa nhưng về cơ bản cây lúa trồng ở nước ta phát triển từ nội sinh là chính.
Không những cây lúa cung cấp lương thực nuôi sống con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này, mà nền văn minh lúa nước là nền tản tinh thần để phát triển xóm làng, phong tục và nền văn hóa đặc sắc của người Việt Nam.
Nhờ ý thức văn hóa dân tộc khởi nguồn từ nền văn minh lúa nước mà người Việt Nam không bị đồng hóa bởi người Tàu trong suốt 1000 năm Bắc thuộc.
Nhiều kinh nghiệm quý báo của thời kỳ này về nghề trồng lúa vẩn còn truyền tụng trong dân gian qua ca dao, tục ngữ vẩn còn lưu truyền cho đến hiện nay.
Tình hình sản xuất cây lúa ở Miền Nam
Các giống lúa trồng trước đây ở Miền Nam Việt Nam là các giống lúa cổ truyền với năng suất tiềm năng chỉ đạt 3-4 tấn/ha, ít có phản ứng khi được bón phân, nhất là phân đạm, có quang cảm và dễ ngã.
Trong năm 1966 IRRI cho ra giống IR8, còn được gọi là “miracle rice” và Trung Tâm Thí Nghiệm Lúa ở Long Định nhập một số hạt của giống này và trồng thí nghiệm trên 2.000 mét vuông. Đến khi gặt, giống IR8 cho ra năng suất 4 tấn/ha trong khi đó giống lúa cổ truyền cho ra năng suất 2 tấn/ha (Trần Văn Đạt, 2002).
Trong tháng 11 năm 1967 giống IR8 có tên là Thần Nông 8 ở miền Nam Việt Nam (Tôn Thất Trình). Giống IR8 và các giống lúa cao năng suất được tạo ra sau IR8 có những đặc tính sau: Năng suất cao (có thể lên đến 10 tấn/ha); thân thấp/lùn (90-100 cm); không ngã khi được bón phân; lá ngắn, đứng thẳng và có chiều rộng trung bình; tỷ số hạt/rơm = 1; và không có quang cảm.
Từ 1967 đến 1975, miền Nam Việt Nam nhập các giống IR8, IR5, IR20, IR22, RD1 và IR26 để trồng.
Theo báo cáo của Viện Thống Kê Quốc Gia (chế độ Sài Gòn), vào vụ mùa 1969/70, lúa cải tiến được trồng trên 204.000 ha hoặc độ 30% diện tích tưới tiêu, 452.100 ha vào 1970/71, 674.740 ha vào 1971/72, và 835.000 ha vào 1972/73. Đến vụ mùa 1973-74, diện tích các giống lúa cải tiến hay cải thiện (IR8, IR5, IR20, IR22, TN 73-1 và TN 73-2) chiếm độ 32% hay 890.000 ha với năng suất bình quân 4 t/ha và sản lượng của lúa Thần Nông chiếm 53% tổng sản lượng lúa Miền Nam. Vào vụ mùa 1974/75, tổng sản lượng lúa ở miền Nam uớc độ trên 7 triệu tấn lúa (chiếm 70% sản lượng lúa cả nước). Diện tích lúa cải tiến cao sản ở miền Nam Việt Nam lên đến 900,000 ha trong năm 1975. (Trần Văn Đạt).
Tổng hợp chung trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tình hình sản xuất trên cả nước được được biểu thị theo bảng sau đây:

Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(kg/ha)
Sản lượng lúa
(tấn)
1961
4.744.000
1.896,6
8.997.400
1962
4.888.860
1.993,7
9.747.040
1963
4.496.520
2.140,0
9.622.670
1964
4.987.800
1.944,2
9.697.030
1965
4.826.300
1.941,4
9.369.700
1966
4.681.300
1.807,9
8.463.500
1967
4.795.800
1.915,9
9.188.400
1968
4.893.800
1.709,5
8.366.150
1969
4.930.000
1.788,0
8.815.000
1970
4.724.400
2.153,4
10.173.300
1971
4.692.100
2.226,5
10.447.000
1972
4.900.000
2.193,5
10.748.200
1973
5.030.000
2.211,7
11.125.000
1974
5.111.920
2.156,4
11.023.300
1975
4.855.900
2.119,8
10.293.600
Nguồn: FAOSTAT-2012

Tài liệu tham khảo
4-Văn hóa Đông Sơn-http://vi.wikipedia.org/wiki/
5-Tiến sĩ Trần Văn Đạt, 2005. Sản xuất lúa gạo trên thế giới: Hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 502 tr.
6- T.S. Nguyễn Văn Ngưu: Thư Ký Điều Hành, Ủy Ban Lúa Gạo Quốc tế,FAO, Rome, Italy, Sản Xuất Lúa Gạo Trong Thế Kỷ 21: Thử Thách, Cơ Hội Kỹ Thuật và Chính Sách Nguu.nguyen@fao.org
                                                                                                   Nguon Ky su Ho Đinh Hai           
        

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Danh muc cac cay nong nghiep Viet Nam

DANH MUC CAC CAY NONG NGHIEP VIET NAM

1. Cây lương thực

a) Cây lúa
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô (Zea Mays L.), lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.).
Lúa trong bài này nói tới hai loài (Oryza sativa và Oryza glaberrima) trong họPoaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Ávà châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người[1]. Lúa là các loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5 cm) và dài 50–100 cm. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30–50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–12 mm và dày 2–3 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được càybừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất. Trong tiếng Anh, từ rice (lúa, gạo) có nguồn gốc từ arisitrong tiếng Tamil.
                                                  
b) Cây bắp

Ngôbắp hay bẹ (danh pháp hai phầnZea mays L. ssp. mays) là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹvào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.
Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ (Chỉ riêng tại Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm). Các giống ngô lai ghép được các nông dân ưa chuộng hơn so với các giống, thứ ngô thông thường do có năng suất cao vì cóưu thế giống lai. Trong khi một vài giống, thứ ngô có thể cao tới 7 m (23 ft) tại một số nơi,[1] thì các giống ngô thương phẩm đã được tạo ra với chiều cao chỉ khoảng 2,5 m (8 ft). Ngô ngọt (Zea mays var. rugosa hay Zea mays var. saccharata) thông thường thấp hơn so với các thứ, giống ngô khác.
Qua bap


c) Cây khoai lang


Cay khoai lang
Khoai lang (danh pháp hai phầnIpomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫnlương thực. Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á.
Chi Ipomoea có khoai lang, rau muống (Ipomoea aquatica) và một số loài hoa dại được gọi bằng một số tên như bìm bìm (chung với các chi khác), mặc dù từ này không được dùng để chỉ khoai lang, rau muống. Một vài giống cây trồng của Ipomoea batatas cũng được trồng như là cây trồng trong nhà.
Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím.


d) Cay khoai mi 

e) Cay khoai mo
f) Cay khoai mon
g) Cay khoai tay 
2. Cay rau
a) Rau an la
1_Rau muong
2_Cai be xanh
3_Cai ngot
4_Rau ngot
5_Cai xa lach
6_Cai be trang
7_Cai bo xoi
8_Cai thia

b) Rau an cu
1_Cu kieu
2_Cu san
3_
c) Rau bau bi
d) Rau rung